Tiểu Sử Nguyễn Thuý Hiền – VĐV Wushu 7 Lần Vô Địch Thế Giới

Tiểu Sử Nguyễn Thuý Hiền - VĐV Wushu 7 Lần Vô Địch Thế Giới

Nguyễn Thuý Hiền được mệnh danh là nữ hoàng wushu, cô đã từng đạt đến đỉnh vinh quang với bảy lần vô địch thế giới. Tuy nhiên cuộc đời của cựu vận động viên wushu lại không được vang dội như sự nghiệp của cô mà nó lại nhuốm màu buồn với sự cô đơn và tương chừng như dài bất tận.

Hãy cùng canhsatquocgia.org theo dõi tiểu sử của VĐV Nguyễn Thúy Hiền qua bài viết dưới đây nhé!

Thông tin về VĐV Nguyễn Thúy Hiền

Cuộc hôn nhân không kéo dài bao lâu cô tự nhận mình chưa biết cách yêu và cũng chưa biết nhìn người. Nữ hoàng wushu đã làm mẹ đơn thân với hai đứa con. Chính vì thế, đối với cuộc đời của cô vinh quang và cay đắng luôn đi song hành với nhau như một lẽ thường tình.

Có thể nói Nguyễn Thúy Hiền là một trong những vận động viên tài năng nhất của thể thao Việt Nam nói chung và của bộ môn wushu nói riêng. Cô bén duyên với võ thuật từ rất sớm và nhận được rất nhiều thành tích đáng tự hào trong sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp của mình.

Hành trình đến với wushu

Nguyễn Thuý Hiền sinh năm 1979 ở Gia Lâm – Hà Nội, sinh ra trong gia đình có truyền thống về thể thao. Bố cô là cựu cầu thủ bóng đá đội Sông Lam Nghệ An, chị cô – Nguyễn Thuý Vinh sinh năm 1977 cũng từng là tuyển thủ của đội tuyển quốc gia ở bộ môn Cầu mây.

Năm 12 tuổi, Nguyễn Thuý Hiền cùng chị ruột của mình là Thuý Vinh tham gia học võ Thiếu Lâm Tự với võ sư Nguyễn Tùng Lâm ở trường Phổ thông cơ sở Đức Giang. Hai chị em đã giấu mẹ đi học võ nhưng lại được sự ủng hộ từ bố.

Riêng đối với Thuý Hiền, nhờ có năng khiếu bẩm sinh nên cô đã nhanh chóng chiếm được sự yêu mến của thầy cũng như đồng môn qua những đường quyền của mình. Từ ngọn cước, mũi côn lúc thì dịu dàng khi thì dũng mãnh mà cô đã thể hiện vượt xa các đồng môn cùng trang lứa.

Sau một năm tập võ, Thuý Hiền liên tục đạt rất nhiều huy chương vàng về các nội dung như múa côn, đối luyện tại giải võ cổ truyền thành phố và cũng như toàn quốc. Trong những năm tại thời điểm đó, bộ môn Wushu bắt đầu được ông Hoàng Vĩnh Giang – Giám đốc Sở thể dục thể thao Hà Nội khi đó du nhập về Việt Nam.

Vào năm 1992, đây là bước ngoặt lớn đối với cuộc đời Nguyễn Thuý Hiền khi cô được ông Hoàng Vĩnh Giang chọn để đưa sang tập luyện bộ môn Wushu tại lớp Wushu đầu tiên mới thành lập tại Hà Nội. Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của những vị thầy như Nguyễn Xuân Thi, Nguyễn Tùng Lâm và một điều đặc biệt là còn được sự hướng dẫn từ hai huấn luyện viên người Trung Quốc đó là Trần Thúc Hồng và Phan Hán Quang. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của các thầy mà Thuý Hiền đã có những tiến bộ vượt bậc.

Thành tích của VĐV Nguyễn Thúy Hiền

Thành tích của VĐV Nguyễn Thúy Hiền

Một năm sau đó – 1993, tại giải vô địch thế giới lần thứ hai được tổ chức ở Malaysia. Khi đó vận động viên Nguyễn Thuý Hiền chỉ mới 14 tuổi mà đã được chọn vào thành viên của đội tuyển Việt nam thi đấu tại nội dung biểu diễn. Lần đầu tiên cô được tham dự tại một giải đấu lớn mang tầm cỡ quốc tế nên đã được sự động viên từ các thầy cô, anh chị trong đoàn giúp Thuý Hiền vượt qua những áp lực, lo âu.

Sau khi hoàn tất hai bài thi một cách xuất sắc thì cô đã mang về cho Wushu Việt Nam 1 huy chương và Đao thuật, 1 huy chương bạc Trường quyền. Bên cạnh đó cũng có các vận động viên khác đoạt giải như 1 huy chương vàng bộ môn Tán thủ của VĐV Mai Thanh Ba, 1 huy chương đồng Tán thủ của VĐV Vũ Văn Trường. Và sau sự kiện này đã đưa tên tuổi của Thuý Hiền vào lịch sử thể thao Việt Nam với tư cách là người đầu tiên đạt được huy chương vàng thế giới. Khi trở về nước, vận động viên Wushu – Nguyễn Thuý Hiền được Chính phủ trao tặng Huân chương lao động hạng ba.

Đến năm 1994, Nguyễn Thuý Hiền đã tham gia thi đấu Wushu tại giải Asiad tuy nhiên bị thất bại. Khi về nước, cô lấy phương châm Thất bại là mẹ thành công, vì thế cô đã ra sức luyện tập nhiều hơn với các đợt tập huấn ở Trung Tâm huấn luyện VĐV cấp cao tại Hà Nội lẫn Quảng Tây – Trung Quốc.

Năm 1995, đây được xem là một năm bội thu huy chương của Nguyễn Thuý Hiền. Ở giải Wushu Đông Nam Á được tổ chức ở Hà Nội, cô đã giành hai huy chương vàng với môn Trường quyền và Đao thuật. Cũng trong năm này, Thuý hiền được cử tham gia tại giải vô địch thế giới Wushu được tổ chức ở Baltimore – Hoa Kỳ. Tại đây, vì đối đầu cùng với vận động viên người Trung Quốc cho nên cô chỉ giành được 1 huy chương bạc và 2 huy chương đồng. Từ đó hình ảnh của nữ hoàng Wushu đã ở nên quen thuộc với những ai hâm mộ thể thao nói chung và bộ môn Wushu nói riêng.

Vào năm 1996, Nguyễn Thúy Hiền được đưa sang tập huấn ở Quảng Châu – Trung Quốc khoảng thời gian khá dài. Trong năm này cô đã tham gia thi đấu tại giải vô địch Wushu Châu Á được tổ chức tại Philippines và đạt 1 huy chương vàng Đao thuật, 1 huy chương bạc Trường quyền.

Năm 1997, nữ hoàng wushu đạt thêm hai huy chương vàng tại nội dung Đao thuật và Trường quyền ở mùa giải SEA Games 19 tổ chức ở Indonesia.

Khoảng 20 ngày sau đó, trong giải vô địch thế giới môn Wushu tổ chức tại Roma – Ý, Thúy Hiền đoạt một huy chương vàng Thương thuật, hai huy chương bạc Trường quyền và Đao thuật. Với các thành tích mà cô mang về cho nước nhà và đã được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng hai. Thúy Hiền cũng được bình chọn là VĐV xuất sắc nhất Việt Nam vào năm 1997.

Năm 1999, Thúy Hiền giành huy chương vàng Trường quyền, huy chương bạc Đao thuật và Thương thuật tại giải vô địch thế giới lần thứ 5.

Năm 2001, đây là một năm bội thu huy chương vàng của vận động viên Wushu Nguyễn Thúy Hiền. Tại SEA Games 21 đã được tổ chức vào năm 2001, Thúy Hiền giành được ba huy chương vàng. Trong năm này, cô lại tiếp tục giành tiếp ba huy chương vàng tại giải vô địch thế giới Wushu ở Armenia.
Năm 2003, Thúy Hiền giành huy chương vàng Đao thuật ở giải vô địch thế giới lần thứ 7 tổ chức ở Ma Cao – Trung Quốc.

Nữ hoàng wushu – Nguyễn Thúy Hiền là niềm hy vọng vàng của đoàn thể thao Việt Nam ở các giải đấu SEA Games, ASIAD, Giải vô địch Wushu Châu Á, Đông Nam Á và thế giới trong suốt thời thanh xuân của tuổi trẻ chỉ để tập luyện và thi đấu. Ánh mắt, nét mặt trên gương mặt cô cùng với động tác dứt khoát và sự kiên định hay việc cố gắng không mệt mỏi. Đây là lý do kiến cho Thúy Hiền liên tục là trụ cột của đội tuyển Wushu trong nhiều năm.

Bắt đầu từ năm 2005 cô đã nghỉ thi đấu và chuyển sang làm huấn luyện viên hoặc trọng tài bộ môn Wushu cho Sở Thể Dục Thể Thao Hà Nội.

Đời tư trắc trở của nữ hoàng wushu Nguyễn Thúy Hiền

Đời tư trắc trở của nữ hoàng wushu Nguyễn Thúy Hiền

Ly hôn sau cuộc hôn nhân thất bại

Mặc dù trong sự nghiệp của Thúy Hiền rất đỉnh cao và vang dội. Tuy nhiên trong tình yêu cô lại là người thất bại và là kẻ khù khờ. Vào năm 23 tuổi, cô đã kết hôn với ca sĩ Anh Tú sau khoảng thời gian 3 năm yêu nhau. Cuộc sống hôn nhân tưởng như đã viên mãn, hạnh phúc khi hai đứa con lần lượt ra đời. Nhưng chỉ sau bốn năm chung sống với nhau thì hai người quyết định ly hôn khi không còn tiếng nói chung nữa.

Khi Thúy Hiền chia sẻ về cuộc hôn nhân đổ vỡ của mình thì cô không thể nào giấu được tâm trạng buồn. Vì cả thanh xuân Thúy Hiền dành cho thể thao nên không có kinh nghiệm để nhìn người, xem họ có phù hợp với cô không. Phần lớn thời gian cô đều đi tập huấn tại Trung Quốc, không có cơ hội giao lưu hay gặp gỡ ai cả. Thúy Hiền chia sẻ rằng, khi mới vừa bước vào tình yêu, cô rất khù khờ giống như một tờ giấy trắng. Lúc mới kết hôn với Anh Tú, cô chỉ mới 23 tuổi – còn quá trẻ. Trong hôn nhân, càng chung sống thì cô càng nhận ra thấy sự khác biệt rất lớn. Chông cô còn rất nhiều đam mê giống như con ngựa bất kham cho nên cô không thể nào giữ được.

Cuộc sống khó khăn sau ly hôn

Sau ly hôn, Thúy Hiền sống một mình nuôi con trong khi chồng cũ có hạnh phúc mới. Bên cạnh việc huấn luyện, cô còn kinh doanh thời trang để kiếm thêm thu nhập. Cô vận động cứ như một con thoi, không mệt mỏi và không ngừng nghỉ.

Cô chia sẻ nếu không làm thêm thì sẽ không đủ tiền để xoay sở nuôi hai đứa con vì hàng tháng lương công chức chỉ nhận được vài triệu đồng. Trong những khoảng thời gian rảnh rỗi, cô tập chơi bóng bàn, đây là một cách cân bằng cuộc sống, vừa giải trí và vừa tìm lại cảm giác thi đấu.

Lạc quan và luôn yêu đời

Ở độ tuổi gần 40, cô vẫn giữ được sự trẻ trung, hồn nhiên và luôn cười, luôn đẹp. Cô dường như có một sự bình thản đến không ngờ. Có lẽ, đây là dũng khí giúp cô vượt qua sóng gió cuộc đời để tìm thấy sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn.

Có người hỏi cô có trách chồng cũ của mình không? Thì cô lại bảo không trách, có trách thì cô chỉ tự trách mình. Vì cuộc sống của cô vốn không êm đềm từ nhỏ. Phải sống xa bố mẹ nên cô rất thiếu thốn tình cảm. Cứ tưởng cuộc sống hôn nhân sẽ bù đắp lại cho cô, tuy nhiên chồng cũ cô là một người đàn ông đào hoa. Chính vì thế duyên nợ của hai người đã không đi đến đầu bạc răng long mà phải đứt gánh giữa đường.

Ẩn sau nụ cười tươi của cô là một nỗi cô đơn sâu thẳm. Cuộc đời của cô là một chuỗi ngày cô đơn bất tận, mặc dù đắm chìm trong tình yêu nhưng cô vẫn thấy cô đơn.

Tại sao Thúy Hiền không đi tìm hạnh phúc? Vì hạnh phúc vẫn còn bế tắc với cô. Thúy Hiền không mong xe hơi, nhà lầu mà chỉ mông một gia đình hạnh phúc, giản dị, ngày đi làm và tối về nhà với chồng con. Tuy nhiên, duyên phận vẫn chưa cho cô gặp được một người thích hợp.

Có thể nhận thấy rằng cô vẫn luôn tràn đầy năng lượng. Cô đã tham gia vào bộ phim Nữ đại gia, nhưng cô lại không thích ồn ào của giới showbiz, cô xem điện ảnh chỉ là một cuộc dạo chơi. Khi nhận lời đóng phim chỉ đơn giản đó là vai võ thuật có liên quan đến bộ môn Wushu. Và nếu sau này có vai diễn nào hợp lý thuộc phim võ thuật cô cũng sẽ nhận vì đó cũng như một cách để cô sống với đam mê của mình.

Hết mình với đam mê thể thao

Hết mình với đam mê thể thao

Trong năm 2022 vừa qua, cựu vận động viên Wushu Nguyễn Thúy Hiền đã tham gia trong dự án có tên Tự hào Việt Nam, với tư cách ca sĩ hát chính của bài hát Đường đến đỉnh vinh quang cùng với những bài biểu diễn võ thuật. Dự án này thể hiện tinh thần thượng võ và yêu chuộng hòa bình cùng với sự đoàn kết của 54 dân tộc anh em tại Việt Nam.

Đồng thời cũng là một dự án chào đón nồng nhiệt 11 đoàn thể thao đến tham dự SEA Games 31 ở Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng giới thiệu đến mọi người về cảnh đẹp của Việt Nam, chí khí của người con Việt với tinh thần thượng võ và cổ vũ cho những vận động viên tham dự kỳ SEA Games 31 hết mình với màu cờ sắc áo vừa qua.

Xem thêm: Tiểu Sử Quách Thị Lan – VĐV Điền Kinh Tài Năng Việt Nam

Kết luận

Bài viết trên đây chia sẻ về tiểu sử, sự nghiệp, cuộc đời của vận động viên Wushu – Nguyễn Thúy Hiền từ đỉnh cao của vinh quang cho đến đường tình duyên không mấy suôn sẻ. Cả thanh xuân của cô gắn bó với bộ môn Wushu. Vì thế cô thấu hiểu hơn ai hết về sự được và mất mà thể thao mang lại cho cuộc đời của một vận động viên.

Nếu không có Wushu thì có lẽ sẽ không có một huyền thoại được mệnh danh là nữ hoàng Wushu – Nguyễn Thúy Hiền.

canhsatquocgia.org

TRANG CHỦ - BÓNG CHUYỀN - THỂ THAO - LIÊN HỆ - CHÍNH SÁCH BẢO MẬT